Sắn dây là loài thuộc chi Pueraria (họ Fabaceae), chi này gồm 17 loài đã được xác định, taxon của sắn dây có nhiều tên đồng danh. Có 3 thứ loài của Pueraria montana thường được sử dụng bao gồm: P. montana var. lobata (Wild.) Maesen & SM Almeida [P. lobata (Wild.)]; P. montana var montana (Loureiro) Maesen; P. montana var. chinensis (Bentham) Maesen & SM Almeida (P. thomsonii Benth.). Ba loài này thường có biến dị về hình thái học, tuy nhiên có thể xác định, phân biệt rõ ràng các taxon này dựa theo kích thước của hoa và quả của chúng. Trên thế giới thường dùng 2 loài sắn dây P. lobata (Willd.) Ohwi và P. thomsonii Benth. được sử dụng phổ biến làm thuốc và nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Có rất nhiều các sản phẩm thuốc được bào chế từ chúng. Ở Đông Á, sắn dây được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn cho gia súc và làm thuốc từ hàng nghìn năm trước. Trong Dược điển (DĐ) Trung Quốc, sắn dây được dùng cho điều trị sốt, đau đầu, khát, tiểu đường, sởi, kiết lị, tiêu chảy, đau cổ gáy trong bệnh tăng huyết áp. DĐ Trung Quốc chia sắn dây thành 2 loài (P. Lobata và P. Thomsonii) với các chuyên luận khác nhau.
Đặc điểm và phân loại thực vật cây sắn dây
Cây sắn dây (kuzdu) thuộc loại cây leo khỏe có rễ củ. Thân dài đến 8 m, hóa gỗ ở gốc, nhiều lông vàng nhạt ở tất cả các phần; Lá kèm đính lưng, hình trứng–hình thuôn, có khía; lá kèm con hình đường–hình mác, bằng cuống lá chét hoặc dài hơn; lá chét 3 thùy, hiếm khi nguyên, 1 lá chét cuối hình trứng rộng, ngọn mũi nhọn, hai lá chét bên hình trứng lệch, nhỏ hơn, có lông xát nhau hơi vàng ở mặt trên, lông dày đặc hơn ở mặt dưới. Chùm hoa 15–0 cm. Hoa 2–3 tụ ở lại trên các mấu. Lá bắc hình đường – hình mác đến hình đường, ngắn hoặc dài hơn lá bắc con, sớm rụng); Lá bắc con ngắn hơn 2 mm. Đài 7-20 mm, lông tơ vàng–nâu; thùy hình mác, mũi nhọn, ngắn hơn ống đài không đáng kể. Tràng màu tía; Cánh cờ hình trứng ngược, 8–18 mm, có tai và có thể chai màu vàng ở gốc, móc ngắn; Các cánh bên cong như lưỡi liềm hẹp hơn cánh thìa, gốc có dái tai hình đường; Các cánh thìa cong hình thuôn, với tai nhỏ và nhọn. Nhị cờ rời ở phần trên. Nhụy hình đường, có lông. Quả đậu hình elip dài 4–14 cm × 6–13 mm, dẹt, nhiều lông màu nâu. Hoa tháng 7–10; quả từ tháng 10–12.
1. Các lá bắc ngắn hơn lá bắc con; đài 7-8 mm; cánh cờ đường kính khoảng 8mm; quả đậu 4-9 cm × 6-8 mm………………………………………..……………5a var. montana
+ Lá bắc dài hơn lá bắc con; đài 8-20 mm; cánh cờ 10 -18 mm; quả đậu 5-14 cm × 8-13 mm (2)
2 (1) Đài 8-10 mm; cánh cờ hình trứng ngược, 10 -12 mm; các cánh gần bắng cánh thìa; quả đậu 5-9 cm × 8-11 mm………..…………………….. 5b var. lobata
+ Đài tới 20 mm; cánh cờ gần hình cầu; 16-18 mm; cánh bên ngắn hơn không đáng kể cánh thìa; quả đậu 10-14 cm × 10-13 mm………………………5c var. thomsonii
Phân bố :
– Puararia montana var. lobata (Willdenow): Đông Á, Nam Á tới Úc, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.
– Puararia montana var. thomsonii (Bentham): Buhtan, Ấn độ, Lào, Myanmaa, Philippin, Thái Lan, Việt Nam.
– Puararia montana var. montana: Nhật, Lào, Myanmar, Philippin, Thái Lan, Việt Nam.
Về thành phần hóa học
Thành phần chính trong rễ củ sắn dây là các isoflavon, isoflavon glycoside. Ngoài ra nó còn chứa các thành phần với hàm lượng nhỏ hơn như flavon, coumarin, puerarol, but-2-enolide và các dẫn xuất của chúng. Một số nghiên cứu khác tìm thấy triterpenoid và triterpenoid glycoside từ rễ củ của nó. Isoflavon tập chung trong rễ của nó với hàm lượng rất cao, đây là thành phần quan trong có ý nghĩa trong việc sử dụng làm thuốc. Các isoflavon chính là puerarin, daidzein, daidzin. Puerarin là chất chuyển hóa thứ cấp trong cây, có hàm lượng cao nhất, được phân lập và xác định lần đầu từ rễ của P. lobata. Các thành phần được tìm thấy trong rễ củ của sắn dây đã được báo cáo như sau:
Isoflavon:
Chú thích : Glc (glucosyl), Me (methyl).
R1 | R2 | R3 | R4 | R5 | |
Puerarin | H | H | Glc | H | H |
Daidzein | H | H | H | H | H |
Daidzin | H | Glc | H | H | H |
Genistein | OH | H | H | H | H |
Genistin | OH | Glc | H | H | H |
Formononetin | H | H | H | H | Me |
Biochanin A | OH | H | H | H | Me |
Puerarin-4’-O-D-glucoside | H | H | Glc | H | Glc |
3’-Hydroxypuerarin | H | H | Glc | OH | H |
3’-Hydroxypuerarin-4’-O-deoxyhexoside | H | H | Glc | OH | Deoxyhexosyl |
3’-Hydroxy-4’-O–β-D-glucosylpuerarin | H | H | Glc | OH | Glc |
3’-Methoxypuerarin | H | H | Glc | OMe | H |
4’-Methoxypuerarin | H | H | Glc | H | OMe |
6’’-O-D-Xylosylpuerarin | H | H | Glc6-xyl | H | H |
6’’-O-Malonyl puerarin ester | H | H | 6’’-O-manlonyl-Glc | H | H |
Daidzein-7-O-methyl ester | H | Me | H | H | H |
3’-Methoxydaidzin | H | Glc | H | OMe | H |
3’-Methoxydaidzein-7-O-methyl ester | H | Me | H | OMe | H |
4’-Glucosyldaidzin | H | Glc | H | H | Glc |
6’’-O-Malonyl daidzin ester | H | 6’’-O-manlonyl-Glc | H | H | H |
8-[α-D-Glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl]daidzein | H | H | α-D-glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl | H | H |
6’’-O-Manlonyl ester genistin | OH | 6’’-O-manlonyl-Glc | H | H | H |
Formononetin-8-C-[β-D-apiofuranosyl-(1→6)]-β-D-glucopyranoside | H | H | β-D-apiofuranosyl-(1→6)]-β-D-glucopyranosid | H | Me |
Formononetin-8-C-[β-D-xylopyranosyl-(1→6)]-β-D-glucopyranoside | H | H | β-D-xylopyranosyl-(1→6)]-β-D-glucopyranosid | H | Me |
Flavon: rutin, luteolin.
Triterpenoid glycoside: astragaloside VIII, soyasaponin I, soiasaponin IV, kaikasaponin III, kaikasaponin II, kaikasaponin I, kakkasaponin I, baptisiasaponin I, phaseoside IV, kakkasaponin II, kakkasaponin III, kudzusaponin B1, acetyl-kaikasaponin III, acetl-soyasaponin I, subproside V.
Thành phần tinh dầu có vị ngọt nhẹ và mùi thơm: methyl palmiate (42.2%), methyl stearate (5.2%), 2-methoxyethyl acetat (4.8%), acetyl carbinol (4.5%), acid butanoic (4.1%).
Các thành phần phụ khác: 5-methylhydrantoin, tuberosin, choline clorid, acetylcholin clorid, D-mannitol, glycerol 1-monotetracosanoate, acid eicosanoic, acid exadecanoic, tetracosanoid acid 2,3-dyhydroxypropyl ester, diacetonamin, D-(+)-pinitol.
Ảnh hưởng của thời vụ và phương pháp chế biến tới hàm lượng
Rễ sắn dây thường được thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông. Trong thời gian này các hoạt chất chính đạt hàm lượng cao nhất so với thời gian khác. Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng bẩy isoflavone chính (3’-hydroxypuerarin, puerarin, 3’-methoxypuerarin, daidzin, genistin, formononetin-7-O-glucoside and daidzein) có hàm lượng thấp nhất trong khoảng thời gian từ tháng 4 tới tháng 8. Sau đó, hàm lượng tăng dần từ tháng 10 tới tháng 12 và đạt tối đa vào tháng 01. Thêm vào đó, thời gian cho hàm lượng isoflavone cao nhất là năm thứ 3.
Một số các công trình nghiên cứu khác đã so sánh hàm lượng hoạt chất từ hai qui trình chế biến dễ sắn dây như sau:
Phương pháp 1: rễ của rửa sạch, thái mỏng, làm khô bằng ánh nắng mặt trời hoặc trong râm;
Phương pháp 2: rễ được rửa sạch sau đó xông hơi bằng lưu huỳnh, sau đó làm khô.
Kết quả cho thấy, hàm lượng isoflavone thay đổi không đáng kể giữa hai phương pháp trên.
Tác dụng sinh học :
-Điều trị đau thắt ngực :Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho điều trị đau thắt ngực là nitrate, chặn kênh beta, aspirin. Puerarin được dùng làm thuốc điều trị kết hợp với các thuốc thông thường khác và được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Puerarin được kết hợp sử dụng vào các thuốc tây y như heparin, L-carnitine, simvastatin, metoprolol.
– Điều trị nhồi máu cơ tim : Puerarin còn được sử dụng trong điều trị nhồi máu cơ tim.
– Điều trị loạn nhịp tim : Trong điều trị loạn nhịp tim, puerarin thường được sử dụng kết hợp với các thuốc thông thường khác như amiodarone, propafenone, atropine, lidocaine.
– Điều trị bệnh tim phổi:Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy puerarin được kết hợp với các thuốc tây dược khác như phentolamine, heparin có tác dụng cải thiện rõ rệt hơn so với nhóm chỉ dung đơn độc thuốc tây y.
– Điều trị tăng huyết áp: Các nghiên cứu cho thấy, puerarin kết hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác như nifedipine hoặc captopril cho tác dụng tốt hơn. Puerarin có thể dụng đơn độc trong điều trị tăng huyết áp.
– Đột quỵ: Trên lâm sàng, puerarin được dung trong điều trị đột quỵ. Rất nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc đã đánh giá tác dụng lâm sàng của puerarin trong điều trị đột quỵ. Puerarin có thể dung ở dạng tinh khiết hoặc kết hợp để điều trị đột quỵ. Các nghiên cứu còn chỉ ra, puerarin kết hợp với thuốc tây cho tác dụng tốt hơn như: fructose-1,6-diphosphate, ozagrel sodium, piracetam, naloxone, edaravone, citicoline sodium, buflomedil, clopidogrel bisulfate.
– Điều trị đái tháo đường: Puerarin là một thuốc điều trị bổ sung cho bệnh đái tháo đường typ 1 và 2. Rất nhiều các nghiên cứu dùng puerarin trong điều trị đái tháo đường và sử dụng kết hợp với các thuốc tây y khác. Các kết quả đều cho thấy sử dụng puerarin đơn độc hoặc kết hợp đều cho kết quả tốt hơn so với nhóm đối chứng. Hàm lượng glucose huyết đều giảm có ý nghĩa, dẫn đến kiểm soát glucose huyết tốt hơn. Puerarin có tác dụng hạ đường huyết và tác dụng chống viêm. Ngoài ra nó còn có tác dụng cải thiện kháng insulin.
– Điều trị nghiện rượu: Rễ sắn dây được sử dụng cho điều trị nghiện rượu. Các nghiên cứu cho thấy, daidzein, genistein, formonoetin, biochanin A phân lập từ rễ sắn dây thể hiện tác dụng mạnh trên in vitro là đảo ngược alcohol dehydrogenase (ADH) isoenzyme.Các isoflavone này là chất ức chế cạnh tranh γ2-γ2-ADH-isoenzyme với ethanol và ức chế không cạnh tranh với γ2-γ2-ADH isoenzyme NAD+. Trong đó, chất ức chế mạnh nhất là genistein, với nồng độ tác dụng là 0.1mcM. Một số nghiên cứu cho thất, isoflavone chiết xuất tử P. lobate có thể ngăn chặn sự hấp thu rượu từ đường uống. Trên động vật các triệu chứng do rượu đã giảm rõ rệt, tuy nhiên, trên chuyển hóa chưa rõ rang. Trong bằng sáng chế của Mỹ U. S. Pat. No. 5,204,369 diadzin là chất ức chế ALDH-1 trong điều trị lệ thuộc rượu.
– Tác dụng estrogen:Các isoflavone từ rễ sắn dây có cả hai tác dụng gồm estrogen và kháng estrogen. Các isoflavone như: puerarin, genistein, glycitein, daidzein được xem như phytoestrogen.
– Tác dụng bảo vệ gan: Puerarin thể hiện tác dụng rất mạnh trong bảo vệ tế bào gan, tuy nhiên nó không ức chế β-glucuronidase. Trong khí đó, daidzein lại có tác dụng ức chế mạnh đối với enzyme β-glucuronidase.
– Điều trị một số bệnh: các bệnh như: điếc, hoa mắt, đau đầu, thoái hóa cột sống cổ, hội chứng chuyển hóa, các bệnh về mắt, mất ngủ, có thể được điều trị bằng rễ sắn dây hoặc kết hợp với thuốc khác.
#ESANA #TIRU thanh nhiệt, bảo vệ gan, xoá tan mọi cơn say.
Sản phẩm là công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Đức Hùng đại học Daegu Catholic University (Hàn Quốc).
Đặt hàng ấn vào đây ĐẶT HÀNG GIẢI RƯỢU ESANA TIRU
Liên hệ Hotline: 0379.932.954 – 0867.880.699 – 0969.367.499 để được tư vấn và đặt hàng.