Một số công nghệ sử dụng bào chế thực phẩm chức năng

Trong dược liệu thành phần hoạt chất quyết định tới chất lượng, tác dụng sinh học, chữa bệnh của dược liệu. Các bộ phận dùng của dược liệu rất đa dạng từ phần thân, lá, vỏ cây, hoa, quả, hạt, và rễ, những bộ phận này được dùng để chiết xuất bào chế thực phẩm chức năng, cũng như mỹ phẩm. Vấn đề đặt ra là công nghệ chiết xuất làm sao đảm bảo tối ưu hóa chất lượng và hàm lượng hoạt chất trong mỗi sản phẩm, do vậy lựa chọn phương pháp chiết xuất, công nghệ chiết là điều rất quan trọng. Hiện nay, các công nghệ chế biện thực phẩm chức năng chủ yếu sử dụng sau:

* Công nghệ phối trộn truyền thống: Đây là một phương pháp thủ công và lâu đời nhất trong việc bào chế sản phẩm từ dược liệu. Phương pháp chủ yếu sử dụng cơ học như: cắt, nghiền, ngâm chiết, lọc lấy dịch chiết. Dịch chiết được phối trộn với tá dược khác. Phương pháp này dễ thực hiện, đầu tư ít tốn kém, và ứng dụng nhiều trong sản xuất thuốc Đông y, Nam y, và các sản phẩm dạng cao, viên nang mềm, nang cứng.

Nhược điểm: Các hoạt chất trong sản phẩm dễ bị biến tính, hàm lượng hoạt chất không cao, một số hoạt chất khó hấp thu khi dung nạp vào cơ thể người. Mặc dù sản phẩm đã được bào chế loại bỏ các tạp chất không cần thiết, hoặc điền chỉnh tính năng của vị thuốc nhưng hiệu quả thu được vẫn thấp, và có thể xảy ra tác dụng ngược lại ngoài mong muốn.

* Công nghệ vi nang: Đây là phương pháp sử dụng vật lý và hóa lý để bào chế nguyên liệu, sau khi nguyên liệu được nghiền nhỏ dạng hạt, sẽ được phối trộn với một hợp chất polymer giúp tạo ra một áo bọc cho từng hạt nhỏ tính chất thảo dược. Lớp áo này sẽ bảo vệ hoạt chất không bị tác động của môi trường bên ngoài, làm tăng khả năng hấp thu cho người sử dụng và chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Nhược điểm: Kích thước hạt lớn sẽ ảnh hưởng tới hấp thụ, đặc biệt là lớp màng bọc polymer.

* Công nghệ nano: Đây là một phương pháp tiến tiến nhất trong giai đoạn hiện nay và được ứng dụng để điều chế các hoạt chất có kích thước nhỏ dưới 100 nm. Ở kích thước này, khi vào cơ thể sẽ hấp thu tối đa, nhanh, tăng hiệu quả của sản phẩm. Các sản phẩm hiện nay hướng tới công nghệ nano đưa về nhiều hệ nano khác nhau phục vụ cho mục đích sử dụng của sản phẩm.

Để tổng hợp hạt nano nói chung và hạt nano trong y dược nói riêng gồm có hai phương pháp bottom-up (từ dưới lên) và top-down (từ trên xuống). Trong kỹ thuật bottom-up chúng ta thường bắt đầu từ các phân tử trong dung dịch, chúng kết tụ lại thành các phần tử có cấu trúc hoặc vô định hình. Trong dược, người ta thương hòa tan các thuốc trong dung môi sau đó thêm “đối dung môi” (anti-solvent) vào và các phân tử bắt đầu kết tụ. Để thu được hạt ở kích thước nano với hình dạng và cấu trúc mong muốn, chúng ta có thể điều chỉnh các điều kiện lý hóa và xúc tác trong quá trình phát triển cấu trúc và tránh tạo ra các phân tử có kích thước lớn cỡ µm.

 

 

Giới thiệu: Sản phẩm Nhựa hấp phụ Macroporous D101 là một copolymer không phân cực loại styrene (tác nhân liên kết chéo là divinylbenzene, porogen là toluene và octanol). Nó có một loạt các ứng dụng. Đối với các hợp chất hữu cơ không phân cực hoặc phân cực yếu, nó có khả năng hấp phụ mạnh, đặc biệt là để tách và phân lập saponin. Nó cũng thích hợp cho flavonoid và alkaloid. Ví dụ: ginsenoside, Panax notoginseng saponin, diosgenin, ginkgo flavone.

Ứng dụng: Sử dụng để tinh chế các sản phẩm Ginsenoside, Panax notoginseng saponin, diosgenin và ginkgo flavone.

Thông số sản phẩm:

Độ ẩm: 65-75 (%).

Mật độ thực: 1.15-1.19 (g/ml).

Kích thước: 0.315-1.25mm

Bề mặt: Hình cầu

Đơn vị đóng gói: 0.8 Kg

Xuất xứ: YUNKAI – Trung Quốc

Đặt hàng ấn vào đây  ĐẶT HÀNG NHỰA HẤP THỤ d101

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *