Những Nghiên Cứu Áp Dụng Nhựa Macroporous D101

Nhựa macroporous D101 thuộc nhựa hấp phụ macroporous không có đính các ion, được sản xuất từ quá trình trùng hợp polyme sử dụng styrene có bổ sung divinylbenzen, có dạng hình cầu, có cấu trúc xốp với các lỗ lớn trên bề mặt, có cấu trúc mạng và diện tích bề mặt tiếp xúc lớn. Nhựa macroporous D101 hiện nay đang được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sử dụng trong lĩnh vực chiết xuất, phân lập và tinh chế các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên như flavonoid, glycosid, saponin, carotenoid… do ưu điểm như có thể làm giàu tăng đáng kể hàm lượng hoạt chất của các thành phần, không cần sử dụng đến các dung môi hữu cơ độc hại; tái sử dụng, chi phí thấp, phù hợp cho ứng dụng sản xuất công nghiệp. Một số các nhà máy, công ty cũng áp dụng nhựa macroporous D101 trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm giúp cho việc tăng tác dụng hoạt tính sinh học của sản phẩm trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

https://duoclieuglobal.com/wp-content/uploads/2020/02/Capture-3.png
Hình ảnh hạt nhựa macroporous D101

Một số công trình khoa học áp dụng nhựa macroporous D101 trong nghiên cứu chiết xuất, làm giàu hợp chất thiên nhiên của các nhà khoa học Việt Nam.

1. Ứng dụng nhựa macroporous D101 trong chiết xuất Steviol glycosid từ là cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bert.). TS. Nguyễn Văn Hân – Trường ĐH Dược Hà Nội

2. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng nhựa macroporous D101 trong phân lập isoflavonoid từ sắn dây. DS. Vũ Văn Tuấn và DS. Trần Trọng Biên – Trường ĐH Dược Hà Nội.

3. Ứng dụng nhựa macroporous trong phân lập isoflavonoid từ sắn dây. TS. Nguyễn Văn Hân – Trường ĐH Dược Hà Nội.

4. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng nhựa macroporous D101 trong phân lập Iridoid từ quả Dành dành. TS. Nguyễn Văn Hân – Trường ĐH Dược Hà Nội.

5. Ứng dụng nhựa macroporous D101 trong làm giàu bacosid từ Rau đắng biển (Bacopa monnieri L.). TS. Nguyễn Văn Hân – Trường ĐH Dược Hà Nội và TS. Nguyễn Tuấn Hiệp – Viện Dược liệu.

6. Ứng dụng nhựa macroporous D101 trong làm giàu catechin chè xanh  (Camellia sinensis L.). DS. Trần Trọng Biên – Trường ĐH Dược Hà Nội.

7. Ứng dụng nhựa macroporous trong tinh chế naringin từ cùi bưởi. TS. Bùi Thị Thúy Luyện và DS. NCS. Nguyễn Thanh Tùng – Trường ĐH Dược Hà Nội.

8. Ứng dụng nhựa macroporous trong làm giàu saponin từ rễ ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume). TS. Nguyễn Văn Hân – Trường ĐH Dược Hà Nội và TS. Nguyễn Tuấn Hiệp – Viện Dược liệu.

9. Nghiên cứu xây dựng quy trình thu nhận và tinh chế isoflavone từ đậu nành và bã đậu nành. ThS. Trần Thị Ngọc Thư – Trường ĐH Đà Nẵng.

10. Xây dựng quy trình chiết xuất, bào chế và thử nghiệm sản xuất cao Mướp đắng và viên nang chứa cao khô giàu hoạt chất saponin hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đườngTS. Nguyễn Quốc Tuấn – Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ.

Điều này cho thấy hạt nhựa macroporous D101 đang trở nên phổ biến ứng dụng trong việc làm giàu các hợp chất thiên nhiên, nhằm tạo ra những sản phẩm tốt cho chữa bệnh. Để áp ứng cho nhu cầu nghiên cứu và sản xuất chúng tôi luôn cung cấp hạt nhựa macroporous D101 theo yêu cầu, nhằm phục vụ tốt nhất, thuận lợi cho các nhà nghiên cứu khoa học và nhà sản xuất.

 

Giới thiệu: Sản phẩm Nhựa hấp phụ Macroporous D101 là một copolymer không phân cực loại styrene (tác nhân liên kết chéo là divinylbenzene, porogen là toluene và octanol). Nó có một loạt các ứng dụng. Đối với các hợp chất hữu cơ không phân cực hoặc phân cực yếu, nó có khả năng hấp phụ mạnh, đặc biệt là để tách và phân lập saponin. Nó cũng thích hợp cho flavonoid và alkaloid. Ví dụ: ginsenoside, Panax notoginseng saponin, diosgenin, ginkgo flavone.

Ứng dụng: Sử dụng để tinh chế các sản phẩm Ginsenoside, Panax notoginseng saponin, diosgenin và ginkgo flavone.

Thông số sản phẩm:

Độ ẩm: 65-75 (%).

Mật độ thực: 1.15-1.19 (g/ml).

Kích thước: 0.315-1.25mm

Bề mặt: Hình cầu

Đơn vị đóng gói: 0.8 Kg

Xuất xứ: YUNKAI – Trung Quốc

Đặt hàng ấn vào đây  ĐẶT HÀNG NHỰA HẤP THỤ d101

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *