1.1. Ảnh hưởng của rượu tới cơ thể
Các đồ uống chứa ethanol được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Sử dụng alcohol có những tác dụng có hại và có lợi cho sức khỏe. Tác dụng có lợi cho sức khỏe khi sử dụng đồ uống chứa ethanol tùy thuộc vào lượng sử dụng. Mặc dù có các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ alcohol (rượu, bia) có thể làm giảm các bệnh về tim mạch, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan giữa sử dụng rượu bia với các bệnh tim mạch ở liều lượng trung bình. Hơn thế nữa, sử dụng quá nhiều ethanol gây hại cho sức khỏe.
Khi uống rượu say có nhiều có nhiều triệu chứng khó chịu và có hại với nhiều tổ chức cơ quan trong cơ thể. Nói chung, các triệu chứng gặp phải khi say rượu gặp phải là chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ. Ngoài các triệu chứng gặp phải trên, chúng còn ảnh hưởng xấu tới kinh tế và xã hội như tăng tỷ lệ bạo lực, giảm khả năng lao động, hiệu suất công việc. Các triệu chứng do say rượu là tổng hợp của các quá trình trong cơ thể như: mất nước, thay đổi nội tiết tố, con đường điều hòa cytokin, tác dụng độc hại của rượu và acetadehyde. Uống rượu nhiều đôi khi hoặc thường xuyên gây ra nhiều tác dụng có hại, không chỉ các bệnh viêm gan, xơ gan, ung thư gan, mà còn gây ra các bệnh nghiêm trọng khác như viêm tụy, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ. Sử dụng quá nhiều rượu còn gây ra tổn thương hệ thần kinh trung ương, viêm đa dây thần kinh, thoái hóa tiểu não, nghiện rượu, mất trí nhớ, bệnh màng não]. Hơn thế nữa, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nghiện rượu sẽ có nguy cơ cao về các bệnh ung thư đường tiêu hóa như: khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản và gan. Uống rượu hàng ngày với lượng trên 20.44g sẽ tăng các nguy cơ về bệnh ung thư gan (HR 1.52, 95% CI 1.06-2.18) và tử vong do gan (HR 6.68, 95% CI 4.16-10.71). Thêm vào đó, tiêu thụ rượu nhiều rượu trong thời gian dài cùng với các tác động từ môi trường sống còn gây ra rối loạn sử dụng rượu (nghiện rượu), đây là vấn đề sử dụng rượu ngay cả khi nó gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, phải uống nhiều hơn để có tác dụng tương tự hoặc triệu chứng cai khi giảm nhanh hoặc ngừng uống. Các báo cáo cho thấy, trên thế tỷ lệ tử vong chiếm 3,8% nguyên nhân do rượu, 4,6% gây ra khuyết tật.
Rối loạn sử dụng rượu: có các mức độ nhẹ, trung bình và nặng, nếu gặp 2 trong 11 triệu chứng sau. Mức độ rối loạn sử dụng rượu được phân loại như sau:
– Nhẹ: Có mặt từ 2 đến 3 triệu chứng.
– Trung bình: Có mặt 4 đến 5 triệu chứng.
– Nặng: Có mặt 6 hoặc hơn các triệu chứng.
11 Triệu chứng rối loạn sử dụng rượu được liệt kê trong DSM-5 như sau:
1- Thường xuyên uống một lượng rượu lớn hoặc uống nhiều hơn so với dự định.
2- Có mong muốn dai dẳng hoặc thất bại trong nỗ lực giảm hoặc kiểm soát sử dụng rượu.
3- Dành nhiều thời gian của các hoạt động cần thiết để sử dụng rượu hoặc khôi phục trạng thái có rượu.
4- Cảm giác thèm rượu hoặc mong muốn mạnh mẽ hoặc thúc đẩy sử dụng rượu.
5- Sử dụng rượu thường xuyên dẫn đến việc không thực hiện nghĩa vụ chính ở nơi làm việc, ở trường hoặc ở nhà.
6- Tiếp tục sử dụng rượu dù có các vấn đề xã hội hoặc cá nhân hoặc các vấn đề trầm trọng do rượu.
7- Từ bỏ hoặc giảm các vấn đề quan trọng như hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giải trí do sử dụng rượu.
8- Sử dụng rượu thường xuyên cả khi có các tình huống nguy hiểm về thể chất.
9- Sử dụng rượu vẫn tiếp tục mặc dầu có những hiểu biết là có các vấn đề xấu về thể chất, tâm lý kéo dài, hoặc trầm trọng hơn khi sử dụng rượu.
10-Dung sai, như được định nghĩa bởi một trong những điều sau đây: a) Nhu cầu về lượng rượu tăng lên rõ rệt để đạt được độc tính hoặc hiệu quả mong muốn; b) Hiệu quả giảm rõ rệt khi tiếp tục sử dụng cùng một lượng rượu.
11-Thu hồi, như được biểu hiện bởi một trong những điều sau đây: a) Hội chứng cai thuốc đặc trưng cho rượu (tham khảo tiêu chí A và B của tiêu chí được đặt ra để cai rượu); b) Rượu (hoặc một chất có liên quan chặt chẽ, chẳng hạn như một loại thuốc benzodiazepine ) được dùng để làm giảm hoặc tránh các triệu chứng cai.
Lạm dụng sử dụng rượu gây ra ảnh hưởng xấu rất lớn tới cuộc sống, cần được thay đổi trong nhận thức. Dựa trên 11 tiêu chí trên, có thể xác định một bệnh nhân mắc rối loạn do sử dụng rượu và có phương pháp điều trị, các thuốc phù hợp.
Các nghiên cứu về các quá trình chuyển hóa của rượu được nhiều công trình báo cáo. Quá trình chuyển hóa ethanol thông qua các con đường oxy hóa và không oxy hóa. Quy trình chính là con đường oxy hóa với chất chuyển hóa trung gian là alcohol dehydrogenase (ADH) và acetaldehyde dehydrogenase (ALDH), chúng chuyển alcohol thành acetaldehyde và sau đó thành acetate. Sử dụng rượu mãn tính làm giảm ADH ở gan và làm trầm trọng các phản ứng có hại. Acetaldehyde là chất chuyển hóa đầu tiên của quá trình oxy hóa alcohol, gây ra hàng loạt các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi. Acetaldehyde được liệt kê trong danh mục 2B các các chất gây ung thư theo WHO, có nghĩa là chúng có thể gây ung thư cho người.
Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, oxy hóa alcohol sản sinh ra nhiều chất bởi việc kích hoạt enzym NADPH oxidase, đây là chất trung gian gây ra nhiều bệnh của việc sử dụng nhiều rượu mãn tính. Cytochromen P450, đặc biệt là P450 2E1 (CYP2E1) được cho là liên quan tới quá trình oxy hóa alcohol. Nhóm các chất oxy hóa (ROS) như hydrogen peroxide, superoxide ion được sinh ra bởi CYP2E1 là một trong các yếu tố gây viêm và có ảnh hưởng tới hư hại gan. Không những vậy, sử dụng nhiều rượu còn tác động tới quá trình cân bằng trong hệ thống chuyển hóa, chống oxy hóa vì chúng gây ra oxy hóa. Các gốc tự do và ROS tấn công vào các chất béo và protein và nhanh chóng vào và gây hại cho màng tế bào, do đó, alcohol gây ra tổn thương tế bào.
Hiện nay, FDA (United State Food and Drug Administration) chấp thuận đang lưu hành trên thị trường là disulfiram, naltrexone và acamprosate cho điều trị rối loạn sử dụng rượu. Tuy nhiên, chúng có một số tác dụng không mong muốn như viêm dây thần kinh, buồn nôn và các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
Sắn dây có tác dụng giải rượu như thế nào?
Sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên đã được áp dụng trong nhiều thế kỷ. Các cây thuốc, quả, rau giàu chất chống oxy hóa như polyphenolic, isoflavonoid và vitamin, chúng có tác dụng dọn gốc tự do. Các nghiên cứu cho thấy, một số cây thuốc có tác dụng tốt cho chuyển hóa alcohol, có thể tăng hàm lượng ADH, ALDH trong gan và giảm nồng độ alcohol trong máu.
Cây Sắn dây được sử dụng cổ truyền cho điều trị về về tổn thương gan do rượu từ nhiều thế kỷ trước. Hiện nay, chúng được sử dụng để điều trị rối loạn sử dụng rượu.
Sắn dây được sử dụng gồm hoa và rễ củ. Hoa sắn dây được sử dụng trong dân gian để giải rượu. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần hóa học trong nó có tác dụng tăng loại bỏ acetaldehyde. Nghiên cứu trên lâm sàng, rễ củ Sắn dây có tác dụng kích thích làm sạch acetaldehyde trong máu, do đó chúng làm giảm độc tính gây ra bởi acetaldehyde và các cảm giác do rượu như: đỏ bừng mặt, đánh trống ngực, đau đầu.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng khác, Sắn dây có tác dụng làm giảm đáng kể lượng tiêu thụ rượu, bia đối với những người rối loạn sử dụng rượu. Không có báo cáo về tác dụng phụ hoặc độc tính do sử dụng Sắn dây.
Puerarin và daidzein là 2 isoflavonoid chính trong rễ củ Sắn dây có hiệu quả điều trị nhiều bệnh khác nhau. Đặc biệt, puerarin có tác dụng điều trị rối loạn sử dụng rượu do làm giảm các tác dụng gây bệnh do rượu. Thêm vào đó, puerarin có tác dụng bảo vệ gan do rượu thông qua các quá trình chuyển hóa sau:
– Điều hòa các enzyme (ALT, AST), albumin và protein toàn phần trong máu.
– Ức chế hoạt hóa tế bào Kupffer và các chất trung gian của con đường viêm như TNF-α/NF-κB.
– Cải thiện các chức năng chuyển hóa của tế bào gan.
Ngoài ra, các isoflavonoid trong Sắn dây còn có tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ các tổ chức trong cơ thể gây ra do rượu.
1.2. Tổn thương cấp tính gan gây ra do rượu
Gan là cơ quan cho chuyển hóa thuốc và là nơi chuyển dạng hoạt chất cho nhiều thuốc. Các bệnh về gan do các nguyên nhân như nhiễm độc, quá nhiều ethanol, nhiễm trùng, rối loạn hệ thống miễn dịch. Các cơ chế về bệnh gan do rượu là quá trình phức tạp, chưa được biết đầy đủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình oxy hóa stress và viêm đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển bệnh. Sylimarin được sử dụng làm chứng dương trong nhiều nghiên cứu trên động vật cũng như tế bào.
Alanine transaminase (ALT) là enzym được tìm thấy trong gan, chúng giúp chuyển protein thành năng lượng hoạt động cho tế bào gan. Khi gan bị tổn thương, ALT giải phóng vào trong máu và nồng độ của chúng tăng cao.
Aspartate transaminase (AST) là enzym giúp cho chuyển hóa acid amino. Cũng giống như ALT, khi gan bị tổn thương thì nồng độ trong máu sẽ tăng cao. Dựa trên nồng độ của chúng sẽ giúp nhận biết các tổn thương về gan và cơ.
Bilirubin là một chất sản sinh trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường. Chúng đi qua gan và bài tiết qua phân. Nồng độ bilirubin tăng cao có thể cho biết các tổn thương gan hoặc một số bệnh thiếu máu.
#ESANA #TIRU thanh nhiệt, bảo vệ gan, xoá tan mọi cơn say.
Sản phẩm là công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Đức Hùng đại học Daegu Catholic University (Hàn Quốc).
Đặt hàng ấn vào đây ĐẶT HÀNG GIẢI RƯỢU ESANA TIRU
Liên hệ Hotline: 0379.932.954 – 0867.880.699 – 0969.367.499 để được tư vấn và đặt hàng.