Tiềm năng phát triển sản phẩm từ dược liệu Việt Nam

Việt Nam là nước có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới, thuận lợi cho sự phát triển thực vật, được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về Dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Năm 2016, kết quả điều tra cho thấy Việt Nam có trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc; theo Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, trong tổng số trên 5.000 loài cây, có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo vùng nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu thị trường và xuất khẩu như: Quế, Hồi, Hòe, Nghệ, Actiso, Sa nhân, Kim tiền thảo, Đinh lăng, Thảo quả….

Nhiều dược liệu đã được khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm (như: Diếp cá, Cẩu tích, Lạc tiên, Rau đắng đất…). Hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” (GACP-WHO), bao gồm: Trinh nữ hoàng cung, Actiso, Bìm bìm biếc, Rau đắng đất, Đinh lăng, Diệp hạ châu đắng, cỏ Nhọ nồi, Tần dày lá, Dây thìa canh, chè dây và Kim tiền thảo. Đặc biệt, nước ta có nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…
Với thế mạnh về nguồn Dược liệu và kinh nghiệm truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây thuốc trong chữa bệnh đã góp phần tạo nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. với khoảng gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Đây là những nền tảng quan trọng nhằm định hướng cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh từ Dược liệu.

Bên cạnh việc tạo vùng nguyên liệu, đến nay, ngành y tế đã duy trì bảo tồn gần 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc tại 7 vùng sinh thái gồm: vùng đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam bộ (Thành phố Hồ Chí Minh).

Thị trường tiêu thụ Dược liệu và các sản phẩm từ Dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hầu hết 63 tỉnh đều có bệnh viện y học cổ truyền; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Như vậy, nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn. Bên cạnh đó, trên thế giới đang có xu hướng nghiên cứu tìm ra các thuốc mới thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính cùng chi phí lớn. Các nhà khoa học dược, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học. Hiện trên thế giới, những hoạt chất từ Dược liệu đã và đang đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm như: Taxon chữa ung thư từ Thông đỏ; acid shikimic chữa cúm từ Hồi; vinblastin và vincristin chữa ung thư từ Dừa cạn…

 

#Giải #rượu

#ESANA #TIRU thanh nhiệt, bảo vệ gan, xoá tan mọi cơn say.

Sản phẩm là công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Đức Hùng đại học Daegu Catholic University (Hàn Quốc).

Đặt hàng ấn vào đây  ĐẶT HÀNG GIẢI RƯỢU ESANA TIRU

Liên hệ Hotline: 0379.932.954  –  0867.880.699  –  0969.367.499  để được tư vấn và đặt hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *